Mở đầu series học PHP căn bản, chúng ta sẽ cùng thao khảo qua khái niệm PHP là gì? – được viết tắt của “Hypertext Preprocessor” là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở được chạy ở phía server nhằm sinh ra mã html trên client rất phổ biến và được dùng trong phát triển ứng dụng Website.
Nó được tích hợp với một số Database thông dụng như MySQL, PostgreSQL, Oracle, Sybase, Informix, và Microsoft SQL Server.
PHP thực thi rất tuyệt vời, đặc biệt khi được biên dịch như là một Apache Module trên Unix side. MySQL Server, khi được khởi động, thực thi các truy vấn phức tạp với các tập hợp kết quả khổng lồ trong thời gian Record-setting.
Với đặt tính nhanh, linh hoạt, hữu dụng trong thực tế và được tối ưu hoá qua nhiều phiên bản, dễ học nên PHP trở thành một ngôn ngữ lập trình web rất phổ biến và được ưa chuộng để phát triển mọi ứng dụng web từ blog đến các website nối tiếng.
PHP chạy trên môi trường Web server và lưu trữ dữ liệu thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu nên PHP thường đi kèm với Apache, MySQL và hệ điều hành Linux (LAMP).
PHP có thể thực hiện các công gì ?
- Tạo ra những trang web có nội dung động.
- Tạo, mở, đọc, ghi, xóa, đóng file trên server.
- Thu thập dữ liệu từ form.
- Gửi và nhận cookies.
- Thêm, xóa, sửa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
- Quản lý quyền truy cập của người dùng.
- Mã hóa dữ liệu.
PHP được dùng phổ biến hiện nay bởi các lý do nào ?
- PHP có thể chạy trên các nền tảng khác nhau (Windows, Linux, Unix, Mac OS X, v.v…)
- PHP tương thích với hầu hết tất cả server hiện nay (Apache, IIS, v.v…)
- PHP hỗ trợ nhiều loại cơ sỡ dữ liệu khác nhau.
- PHP miễn phí, có thể được download tại website chính thức của PHP là: www.php.net
- PHP dễ học và hoạt động hiệu quả ở phía server.
Đặc trưng của PHP
5 đặc trưng quan trọng làm PHP trở thành ngôn ngữ khá tiện lợi:
- Đơn giản hóa
- Hiệu quả
- Bảo mật cao
- Linh động
- Thân thiện
Một Website hoạt động như thế nào?
Hầu như mọi website đều hoạt động theo mô hình Client-Server. Các bạn có thể tìm hiểu rõ về mô hình Client-Server này nhé!
Ví dụ để dễ hiểu:
- Khi bạn truy cập vào trang http://uit.edu.vn
- Hệ thống DNS sẽ xác định IP của UIT là 118.69.123.137
- Khi này yêu cầu Request của máy Web Client sẽ chuyển đến máy Web Server có địa chỉ IP 118.69.123.137
- Máy Web Server sẽ xử lý yêu cầu bằng PHP, lấy thêm cơ sở dữ liệu ở Database Server.
- Rồi gửi trả về 1 trang HTML,CSS,JS cho trình duyệt Web thông qua một phần mềm chạy trên server là Apache, rồi trình duyệt sẽ xử lý để hiển thị ra cho chúng ta xem nội dung trang chủ UIT.
Như vậy, để học PHP ta cần chuẩn bị những gì?
- Một chiếc máy tính.
- Một trình duyệt web.
- Một trình soạn thảo văn bản (có thể dùng Sublime Text, Zend studio, hiện nay mình thấy Visual studio Code đang phát triển rất mạnh và mình đang dùng trình soạn thảo này để code PHP).
- Một cuốn sổ tay, cuốn tập để khi lại những hàm cần nhớ, hoặc để design database.
- Quan trọng nhất vẫn là phải có một niềm đam mê và phải kiên trì vì học rất dễ nản.
Bây giờ chúng ta sẽ đi sang phần thiết lập môi trường để lập trình PHP.
Để thuận tiện học thiết kế web, chúng ta cài đặt vào máy tính một chương trình web server để biến máy tính của mình trở thành một localhost nhằm upload các website và xem các trang web. Sau đây mình sẽ hướng dẫn sử dụng bộ công cụ WampServer để tạo 1 localhost.
Để chạy được các file .php, chúng ta cần những gì ?
- Cài đặt web server(Apache, IIS,…)
- Cài đặt PHP (download tại trang: www.php.net)
- Cài đặt database: MySql,…
Để đơn giản ba công việc trên, ta chỉ cần tải vè cài đặt một web server được đóng gói sẵn.
Ví dụ: Xampp, WampServer, Ampps, VertrigoServer,…
Trong series này mình sử dụng WampServer để thao tác nhé, Các bạn có thể tải gói cài đặt về theo các link mình đã để bên trên.
Cài đặt WampServer vào Windows
WampServer là 1 bộ cài sẵn PHP + Apache + MySQL + Perl, chỉ cần cài WampServer vào là đã có ngay 1 Web Server để học PHP.
Các bạn tải về, sau đó mở file cài đặt lên và cứ next next thoi =))
Nhấn next lần cuối và chờ nó load xong là ta đã có 1 web server rồi. Các bạn chỉ cần click bật server lên là nó sẽ tự động chạy hàng loại các dịch vụ khác như Apache, MySql,…
Đây là giao diện Control Panel của Wamp. Các bạn chú ý nó sẽ có một button hình W màu xanh lá nằm ở dưới thanh taskbar nhé!
Sau khi đã chạy rồi thì bạn mở trình duyệt lên, gõ vào thanh địa chỉ http://localhost/
Nếu ra được như hình thế này thì đã thành công rồi nhé. (Do mình xài nhiều chương trình khác nên mình sử dụng cổng 82, cái bạn cứ vào http://localhost/ bình thường nhé)
Bây giờ bạn vào thư mục cài đặt của Wamp, Tìm đến thư mục www, đây sẽ là nơi lưu tất cả các script php hay web của chúng ta sau này.
Như vậy bạn đã tạo xong một môi trường cần thiết để lập trình PHP rồi đó, sau này để chạy web bạn chỉ cần thêm folder chưa source web của bạn vào www trong thư mục cài đặt của wamp thì sẽ chạy được ngay.
Qua bài viết mình mong các bạn có thể biết được khái niệm cơ bản về php là gì. Để lập trình php ta sẽ cần những gì và cách tạo một môi trường để lập trình ngôn ngữ này như thế nào. Các bạn có khó khăn gì cứ để lại comment bên dưới nhé ❤️
- Những Plugin Extensions Hỗ Trợ không thể thiếu cho VSCode
- Bài 2: Cú pháp PHP cơ bản, Khai báo hằng và biến trong PHP
- Lộ trình học PHP Căn Bản
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Leave a Reply