Ở 2 bài học trước mình đã nói qua về các loại vòng lặp trong PHP là for, while, do while, foreach. Tiếp tục series học PHP căn bản thì trong bài này mình sẽ giới thiệu về 1 số lệnh như break, continue thường hay được dùng trong các vòng lặp trên và 2 hàm mới là exit() và die() có tác dụng gì nhé!
Câu lệnh Break thường dùng trong PHP
Câu lệnh Break dùng để thoát khỏi (hoặc kết thúc sự thực thi của) vòng lặp chứa nó môt cách đột ngột mặc dù vòng lặp vẫn chưa kết thúc. Break áp dụng cho tất cả các loại vòng lặp (for, while, do while, foreach). Ngoài ra, break còn dùng trong câu điều kiện if else hay cấu trúc switch case để thoát khỏi switch đó.
Nó trao bạn toàn quyền điều khiển bất cứ khi nào bạn muốn thoát khỏi vòng lặp. Sau khi ra khỏi vòng lặp, lệnh ngay sau vòng lặp đó sẽ được thực thi.
Break cho vòng lặp, switch lồng nhau.
Có thể sử dụng tham số integer cho break để xác định kết thúc đối với vòng lặp hay câu lệnh switch lồng nhau ở mức bao nhiêu.
break 1;
tương tự nhưbreak;
sẽ kết thúc vòng lặp hoặc câu lệnh switch hiện tại.break 2;
sẽ kết thúc vòng lặp hoặc câu lệnh switch hiện tại và cũng kết thúc vòng lặp hay câu lệnh bao bên ngoài nó.- Tương tự
break n;
sẽ kết thúc nhiều vòng lập hay câu lệnh switch lồng n lần.
Ví dụ về break 1;
<?php for ($i = 1; $i <= 10; $i++) { echo $i; break; // hoặc có thể code là "break 1;" } ?>
Kết quả xuất ra màn hình sẽ duy nhất là số 1. Bởi vì ngay lần lặp đầu tiên thì nó đã gặp câu lệnh break nên sau khi xuất được số 1 ở lần lặp đầu thì sẽ bị dừng lại và không thực hiện tiếp các lần lặp tiếp theo nữa.
Ví dụ về break 2;
<?php for ($i = 1; $i <= 10; $i++) { switch ($i) { case 5: echo "i có giá trị 5"."<br>"; break; // Chỉ thoát khỏi switch case 8: echo "i có giá trị 8"."<br>"; break 2; // Thoát khỏi switch và cả vòng lặp for. default: break; } } ?>
Kết quả xuất ra màn hình là:
i có giá trị 5 i có giá trị 10
Lưu ý: Nếu giá trị đối số tùy chọn của break lớn hơn số mức lồng ngoài nó thì sẽ cảnh báo lỗi. Ở ví dụ trên, nếu thay break 2; thành break 3; thì sẽ phát sinh lỗi do break chỉ nằm trong 2 mức lồng.
Ví dụ 2:
<?php for ($i = 0; $i <= 3; $i++) { echo "1"; while(1){ echo "2"; while(1){ echo "3"; break 3; } } } ?>
Kết quả xuất ra sẽ là: 123
Câu lệnh Continue
Câu lệnh continue có mục đích là bỏ qua lần lặp hiện tại trong vòng lặp sau đó nó sẽ nhảy qua kiểm tra điều kiện và thực hiện lần lặp kế tiếp
<?php for ($i = 0; $i <= 3; ++$i) { if ($i == 2) { continue; } echo "$i"." - "; } ?>
Khi $i = 2 (ở vòng lặp thứ 3) thì câu lệnh continue đã nhảy sang lần lặp thứ 4 cho nên câu lệnh echo sẽ không được thực hiện.
kết quả xuất ra màn hình sẽ là : 0 – 1 – 3 –
Theo đó, tất cả các câu lệnh phía sau continue trong khối lệnh của vòng lặp sẽ bị bỏ qua mà không thực hiện.
Continue cho vòng lặp lồng nhau.
Cũng giống như câu lệnh break, câu lệnh continue cũng có thể sử dụng tham số integer để xác định việc bỏ qua lần lặp hiện tại đối với vòng lặp lồng nhau ở mức tương ứng. Giá trị mặc định sẽ là 1 và nếu giá trị đối số tùy chọn của continue lớn hơn số mức lồng ngoài nó thì sẽ cảnh báo lỗi.
<?php for ($i = 0; $i <= 3; $i++) { echo "1"; while(1){ echo "2"; while(1){ echo "3"; continue 3; } } } ?>
Ở bài trên câu lệnh continue đã bỏ qua lần lặp hiện tại của vòng lặp while ở mức 3, sau đó nó sẽ thực hiện tiếp vòng lặp tiếp theo sau khi đã kiểm tra điều kiện và tăng giá trị của biến $i. Vì vậy kết quả xuất ra màn hình sẽ là : 123123123123
Function die() và exit() dùng trong PHP
Ý nghĩa của 2 lệnh exit và die đều chung mục đích là thoát khỏi chương trình.
Khác với lại lệnh break và continue (2 lệnh này chỉ ảnh hưởng trong vòng lặp cụ thể chứa nó) thì 2 hàm die và exit sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình. Nói rõ hơn, khi 1 trong 2 hàm này được gọi trong chương trình thì toàn bộ các câu lệnh nằm ở phía dưới nó đều sẽ không được thực hiện nữa.
Các cách thể hiện function exit
exit
exit()
exit(0)
exit(string)
: chuỗi string này sẽ được hiển thị trước khi thoát khỏi chương trình
//Cách 1 <?php echo "Nguyen Van A"; exit; echo "Nguyen Van B"; ?> //Cách 2 <?php echo "Nguyen Van A"; exit(); echo "Nguyen Van B"; ?> //Cách 3 <?php echo "Nguyen Van A"; exit(0); echo "Nguyen Van B"; ?> //Kết quả xuất ra màn hình đều là: Nguyen Van A //Ta thấy lệnh echo thứ 2 nó nằm dưới exit nên sẽ không được thực hiện
Ví dụ 2: đối với exit(string)
<?php echo "Nguyen Van A"; exit("<br>Đã thoát chương trình."); echo "Nguyen Van B"; ?>
kết quả xuất ra sẽ là:
Nguyen Van A Đã thoát chương trình
Các cách thể hiện function die
Cách thể hiện hàm die cũng tương tự như hàm exit.
die
die()
die(0)
die(string)
: chuỗi string này sẽ được hiển thị trước khi thoát khỏi chương trình
//Cách 1 <?php echo "Nguyen Van A"; die; echo "Nguyen Van B"; ?> //Cách 2 <?php echo "Nguyen Van A"; die(); echo "Nguyen Van B"; ?> //Cách 3 <?php echo "Nguyen Van A"; die(0); echo "Nguyen Van B"; ?> //Kết quả xuất ra màn hình đều là: Nguyen Van A //Ta thấy lệnh echo thứ 2 nó nằm dưới die nên sẽ không được thực hiện
Ví dụ 2: đối với die(string)
<?php echo "Nguyen Van A"; die("<br>Đã thoát chương trình."); echo "Nguyen Van B"; ?>
kết quả xuất ra sẽ là:
Nguyen Van A Đã thoát chương trình
Kết thúc
Qua bài trên mình đã nói sơ qua về một số lệnh và các hàm thường dùng như Break, Continue, Exit, Die trong PHP mà các bạn cần biết đến. Nếu có gì thắc mắc bạn hãy để lại comment bên dưới bài viết này nhé!
Ở bài tiếp theo mình sẽ giới thiệu cho các bạn khái niệm về hàm trong PHP.
Hãy tiếp tục trong series học PHP căn bản ở các bài viết tiếp theo các bạn nhé!
Xem thêm:
- Bài 3: Những kiểu dữ liệu trong PHP
- Bài 4: Toán tử và biểu thức trong PHP
- Bài 5: Biểu Thức Điều Kiện Trong PHP (Lệnh if, else, switch)
- Bài 6: Các loại Vòng lặp trong PHP (for, while, do while)
- Bài 7: Vòng lặp Foreach trong PHP (Các loại vòng lặp phần 2)